Cách để tăng thu nhập lên gấp 5 lần sau 3 năm
Nếu kinh doanh bản thân giống như kinh doanh một doanh nghiệp, chỉ đơn thuần xem thu nhập là chỉ số, vậy thì giới hạn tăng trưởng của chúng ta ở đâu? Tăng thu nhập lên gấp 5 lần sau 3 năm có dễ dàng?
Cá nhân tôi đã đọc đi đọc lại cuốn sách 2 lần và phát hiện ra, mặc dù nói về doanh nghiệp, nhưng rất nhiều chi tiết cũng rất hữu ích trong áp dụng vào phát triển cá nhân.
Netflix thành lập năm 1997, người sáng lập Reed Hastings còn từng chủ động đề nghị tập đoàn cho thuê video khổng lồ Blockbuster của Mỹ mua lại công ty của mình.
Vào thời điểm đó, Blockbuster có giá trị thị trường là 6 tỷ USD, trong khi Netflix chỉ có giá trị thị trường là 50 triệu USD, gấp hơn 100 lần quy mô của Netflix.
Tuy nhiên sau 10 năm, mạnh yếu đảo vị, Blockbuster phá sản, còn Netflix thì không ngừng phát triển.
Tính đến ngày 25/12, giá cổ phiếu của Netflix đã đạt 513 đô la Mỹ, với giá trị thị trường là 227 tỷ đô la Mỹ, tức là đã tăng hơn 4.500 lần trong vòng 20 năm, và đang dần bám sát gã khổng lồ giải trí Disney.
Khi đọc cuốn sách này, tôi luôn nghĩ tới một vấn đề:
Nếu kinh doanh bản thân giống như kinh doanh một doanh nghiệp, chỉ đơn thuần xem thu nhập là chỉ số, vậy thì giới hạn tăng trưởng của chúng ta ở đâu?
3 năm sau khi tốt nghiệp, thu nhập của tôi tăng trưởng lên gấp 50 lần, cũng xem là một điển hình của việc tăng trưởng thu nhập nhanh chóng.
Nếu có thể áp dụng một vài phương pháp ở trong sách, vậy thì dù tình hình hiện tại của bạn không tốt, nhưng trong 3 năm tăng mức thu nhập lên 5 lần cũng phải phải chuyện khó khăn gì.
Vậy cuốn sách đề cập tới những phương pháp nào?
– 01 – Số lượng “người tốt” mà bạn quen biết, ảnh hưởng tới hiệu suất của bạn
Trong thời kỳ bong bóng Internet năm 2001, Netflix đã sa thải khoảng 1/3 số nhân viên của mình, còn tất cả các nhân viên còn lại đều giảm lương.
Người sáng lập Reed ban đầu nghĩ rằng những nhân viên còn lại vì bi giảm lương mà sẽ mất tinh thần làm việc, nhưng không, họ không những không chểnh mảng mà còn vô cùng nhiệt huyết, họ đến công ty đúng giờ mỗi ngày đồng thời hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.
Sau này, Reed phát hiện ra rằng, chính vì nhóm người “con sâu làm rầu nồi canh” đã bị loại bỏ nên “mật độ nhân tài” trong công ty được nâng cao, không khí làm việc và tinh thần chiến đấu của các nhân viên trong công ty cũng được nâng cao lên rất nhiều.
Sau này nữa, ông phát hiện ra thêm một điều rằng, làm việc với những người tài giỏi sẽ khiến con người ta phấn chấn, đồng thời học hỏi thêm được nhiều thứ, đặc biệt khi mà phong cách làm việc của họ có ảnh hưởng nhất định tới bạn, bạn tự nhiên sẽ được nâng lên một tầng cao mới.
Khi chúng ta còn đi học, có thể ba mẹ thường sẽ nói chúng ta chọn bạn mà chơi, bớt qua lại với mấy bạn hay chơi bời, lêu lổng, không chịu học hành.
Có thể khi đó bạn sẽ cảm thấy dốt hay giỏi thì đã làm sao, sao phải phân biệt như vậy.
Nhưng thực tế cho thấy, nó quả thực có ảnh hưởng.
Khi người mà bạn tiếp xúc mang trong mình năng lượng tiêu cực, lười biếng, bạn nhất định cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Giáo sư Will Phelps thuộc Đại học New South Wales ở Australia đã có một nghiên cứu thú vị chứng minh rằng cái “xấu” của con người thực sự có thể lây lan.
Ông lập ra một vài nhóm, mỗi một nhóm bao gồm 4 sinh viên đại học.
Ông yêu cầu mỗi một nhóm trong vòng 45 phút sẽ phải hoàn thành một nhiệm vụ quản lý, nhóm biểu hiện tốt nhất sẽ được thưởng 100 đô la.
Nhưng có một điều mà các sinh viên không biết đó là, trong một vài nhóm đều sẽ được “gài” vào một nhân vật “người xấu”.
Có nhóm sẽ có “người lười”, chỉ biết chơi điện thoại, không làm gì.
Có nhóm sẽ có “người ngông cuồng”, chỉ ngồi đó nói móc, chê bai công việc của những người xung quanh.
Có nhóm sẽ có người “bi quan”, chỉ biết phàn nàn, luôn hoài nghi rằng nhóm mình không thể thành công…
Trải qua thực nghiệm, giáo sư Will phát hiện, cho dù các thành viên còn lại rất thông minh, nhưng chỉ cần có một “người xấu” trong nhóm thôi thì hiệu suất của nhóm cũng sẽ rất thấp, thành tích của nhóm có “người xấu” thấp hơn thành tích trung bình khoảng 40%.
Nhóm có “người lười”, cả nhóm cũng dần mất đi tính tích cực; nhóm có “người ngông cuồng”, cả nhóm rất nhanh sau đó cũng bắt đầu xảy ra cãi cọ, chỉ trích lẫn nhau; nhóm có “người bi quan”, cuối cùng cả nhóm cũng hoài nghi về tương lai của nhóm mình…
Mặc dù chỉ kết hợp với nhau trong vòng 45 phút, nhưng hành vi của một người cũng ảnh hưởng rất nhiều tới những người xung quanh.
Có một đoạn video khiến tôi có ấn tượng rất sâu sắc như này, một nhóm nào đó có một “người lười”, khi mới bắt đầu, cả nhóm ai nấy cũng ngồi ngay ngắn, nghiêm túc, tràn đầy nhiệt huyết, nhưng khoảng 45 phút sau đó, vì bị hành vi của người lười ảnh hưởng mà ai cũng uể oải, vạ vật trên ghế.
– 02 – Nhận được những phê bình và phản hồi, là bước đầu của trưởng thành
Thực tế mà nói, chẳng ai thích bị phê bình cả, cho dù có người nói có, thì cũng là nói dối mà thôi, bởi lẽ ai cũng muốn mình được khẳng định, được khen ngợi và được xem trọng.
Vấn đề ở chỗ, chỉ khi tiếp nhận những phê bình và phản hồi, bạn mới có thể thực sự trưởng thành.
Năm 2003, tại khu vực Garden Grove, California, Hoa Kỳ, thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông trên đường phố có nhiều trường tiểu học.
Mặc dù chính quyền và người dân hết sức quan tâm, cắm biển báo hạn chế tốc độ để nhắc nhở người điều khiển phương tiện đi chậm lại, cảnh sát cũng ra nhiều mức phạt đối với người vi phạm… nhưng đáng tiếc là tỷ lệ số vụ tai nạn vẫn không hề giảm, xe cũng chẳng giảm tốc đi là bao.
Vì vậy, người dân ở đây đã nghĩ ra một cách khác: đặt một màn hình hiển thị tốc độ thời gian thực.
Màn hình lớn của hệ thống này khiến người lái xe chú ý tới tốc độ của mình và nhắc nhở họ chú ý đến tốc độ lái xe.
Nhưng các chuyên gia không biết liệu tốc độ có thể được giảm xuống hay không, vì mọi chiếc xe vốn đều có đồng hồ tốc độ.
Nhưng chính một biện pháp đơn giản như vậy đã làm giảm 14% tốc độ lái xe của người lái xe, và tốc độ trung bình ở các đoạn có trường học đều thấp hơn tốc độ giới hạn.
Phương pháp đơn giản và có chi phí thấp này ngược lại lại cho ra thành tựu rất đáng kinh ngạc.
Nghiên cứu phát hiện, “vòng lặp phản hồi” là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện hiệu suất. Điều này có nghĩa là nếu bạn chấp nhận phản hồi và phê bình (không ác ý), bạn có thể không ngừng sửa đổi hành vi của mình, đồng thời cũng có thể học nhanh hơn và hoàn thành được nhiều việc hơn.
Trước đây tôi có nghe một giáo viên chia sẻ, tại sao rõ ràng đề thi tuyển sinh đại học không khó nhưng đa số thí sinh lại làm bài không tốt, một nguyên nhân rất quan trọng là những học sinh này không có vở ghi chép những câu mình làm sai.
Ông đề cập tới một góc nhìn hoàn toàn mới:
Nếu xem quá trình thi cử là một quá trình “học tập – phản hồi – điều chỉnh – học tập”, vậy thì “phản hồi” là điều mà rất nhiều người còn thiếu.
Phần lớn các em học sinh đều chỉ chú ý tới những câu dễ hay những câu mình làm đúng mà lơ là những câu khó hay câu mình làm sai.
Trong khi, thứ thực sự hạn chế sự tiến bộ của bạn, không phải là những việc có thể dễ dàng làm đúng, mà là những chỗ bạn còn làm chưa tốt hay làm sai.
Đây cũng chính là cái gọi là “bước ra khỏi vùng an toàn” mà chúng ta bắt gặp rất nhiều trên các trang báo mạng.
Thực ra rất nhiều người đều như vậy, phần lớn thời gian họ đều đặt vào những việc mình dễ làm tốt, trong khi có xu hướng giấu kín như bưng những sai lầm và thất bại của mình, không muốn chấp nhận sự phê bình, cũng không có hứng thú đi tìm kiếm những phản hồi, để rồi cứ sai rồi lại sai, không thể tiến bộ từ trong những thất bại.
– 03 – Không hài lòng với hiện tại, là bước tiếp theo để thành công
Netflix có một quy tắc đánh giá rằng:
Nếu chỉ có thể “làm đúng với chức vụ”, vậy thì bạn bắt buộc phải “rời chức vụ”.
Quy tắc này khi được đưa ra đã khiến rất nhiều người hoài nghi, vì sao làm đúng chức vụ rồi lại phải nghỉ việc?
Bởi lẽ Netflix cho rằng, một nhân viên ưu tú cần phải có ý thức về nguy cơ, nếu họ lúc nào cũng cảm thấy rằng bản thân mình hiện tại thế là ok rồi, vậy thì họ sẽ không còn muốn phát triển, không còn chí tiến thủ nữa.
Bạn bắt buộc phải luôn ở trạng thái “Stay Hungry” như Steve Jobs nói, luôn đói khát, luôn trên đường.
Bởi lẽ kết quả trong ngắn hạn có thể sẽ không có gì quá khác biệt, nhưng trong dài hạn lại có thể cho ra những khoảng cách vô cùng lớn.
Phần lớn mọi người đều sẽ bị hạn chế bởi chức vụ nghề nghiệp của mình, họ ở vị trí này, và sẽ chỉ làm những việc ở trước mắt.
Trong khi trên thực tế, sự trưởng thành, phát triển của một người lại tới từ yêu cầu cao hơn với chính bản thân, đồng thời đòi hỏi sự cân nhắc toàn diện hơn về vấn đề nghiệp vụ và vấn đề phát triển cá nhân.
Ngành tư vấn có một quy tắc tương tự có tên là “up or out”: nếu trong 3 năm bạn không thăng chức, vậy bạn sẽ có thể “bị out”.
Nghe thì có vẻ rất tàn khốc, nhưng “up or out” không phải chỉ sự cạnh tranh giữa bạn và người khác, các dự án tư vấn của mọi người đều khác với ngành mà họ làm việc nên không có sự so sánh ở đây, chỉ là, nếu bạn muốn phát triển, vậy thì vĩnh viễn đừng bao giờ hài lòng với thành tích hiện tại của bản thân, bạn cần phải cạnh tranh với chính mình.
– 04 – Một vài lời khuyên giúp cá nhân phát triển nhanh chóng
1. Tự vấn: giá trị quan của bạn là gì?
Rất ít người có thể chỉ ra một cách chính xác xem giá trị quan của mình rốt cuộc là gì?
Phần lớn mọi người chỉ có thể mơ hồ cảm nhận được sự theo đuổi của mình, hoặc mù quáng tuyên bố mình là một người ra sao, trong khi rất ít người sẵn sàng ngồi lại xuống và suy nghĩ thật nghiêm túc:
Thứ mà tôi theo đuổi là gì, tôi ghét cái gì, vì mục tiêu tôi có thể từ bỏ điều gì, nhưng chuyện như này, người khác sẽ đáng giá mình bao nhiêu điểm?
Có sự dẫn dắt của giá trị quan, sự mơ hồ của bạn sẽ ít đi rất nhiều.
2. Nỗ lực làm việc không phải là điều quan trọng nhất
Mỗi khi thấy cuộc đời của ai đó “không sung sướng” là sẽ có một vài người nhảy ra và chỉ trích người ta rằng họ không đủ chăm chỉ.
Không phải cứ chăm chỉ là có thể giải quyết được mọi vấn đề, có rất nhiều người trong chúng ta dù vô cùng nỗ lực, nhưng cũng vẫn chỉ có thể sống một cuộc sống gọi là đủ ăn đủ mặc.
Thực ra, thứ quan trọng nhất không phải là nỗ lực, mà trước tiên, bạn phải làm rõ những điều này:
Phương hướng chính xác của tôi là gì, hiệu suất của tôi có thể cao tới đâu, tỷ lệ phù hợp của tôi với công việc này là bao nhiêu, làm sao tôi mới có thể làm được tốt hơn?
3. Đối mặt với phê bình, phản ứng đúng mực đầu tiên nên là “không vội vã giải thích, không tỏ ra không phục”
Nên xem phê bình là một cái gương để nhìn nhận lại quan điểm của mình chứ không phải là hòn đá ngáng đường.
4. Khi vấn đề xuất hiện, dũng cảm đối mặt, nói ra vấn đề
Tôi quen biết rất nhiều leader có xuất thân từ các lập trình viên, rất nhiều người trong số họ không giỏi đối mặt với các xung đột, hoặc là họ thích trốn tránh các xung đột.
Khi cấp dưới xảy ra vấn đề, họ thường lẳng lặng không nói gì, họ luôn mong mỏi đối phương tự phát hiện ra vấn đề của mình, cho tới khi không chịu nổi nữa họ sa thải nhân viên. Làm như vậy là không tốt cho cả hai.
Nếu nói ra vấn đề sớm rồi cùng tìm cách giải quyết, đối diện trực tiếp với vấn đề, hiệu quả ngược lại sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Khi bạn phát hiện ra vấn đề nhưng lại không dám đối mặt với nó, ngược lại sẽ chỉ khiến vấn đề xấu hơn đi mà thôi.
5. Quan trọng là tìm ra được ước mơ và động lực
Đừng chỉ nghĩ tới việc đặt ra nhiều giới hạn cho bản thân, quan trọng là tìm ra được cho mình một mục sự nghiệp mà mình muốn phấn đấu cả đời.
Tác giả của cuốn “Hoàng tử bé”, Antoine de Saint-Exupéry từng viết trong một bài thơ của mình như này:
Nếu bạn muốn đóng một con tàu
Đừng chỉ thúc người khác đi đốn củi
Bận rộn phân bố công việc
Và ban phát mệnh lệnh
Hãy khích lệ họ
Khơi dậy tinh thần khao khát biển cả bao la trong họ…